Đầu tiên, phải xác định được: Tại sao lại bốc đầu xe?
Nếu câu trả lời là: "Để ra đường hù dọa thiên hạ" hay "Tập để ra biểu diễn cưa gái" thì tốt nhất là nên sắp xếp sẵn 1 chỗ ấm cúng trên bàn thờ trước đã! Đấy không phải tâm lý đúng để tập bốc đầu.
Thực ra, bốc đầu vốn là một hành động vô nghĩa và... "ngớ ngẩn" (nếu không phải là tay moto bay hay x-game chuyên nghiệp), nhưng, nó hay ở chỗ bốc được đầu xe máy thể hiện người cầm lái hoàn toàn chủ động được tay ga, chân phanh, và thăng bằng xe của mình.
Bốc đầu, quay compa, phanh rê đít đều là những trò được gọi là "Stunts"! Ở Việt Nam, những người thực hiện được những kỹ thuật này thường bị đánh đồng với "Dân đua" hay "Tổ lái" và bị đa số nhìn với ánh mắt phản cảm..v..v! Nhưng, những kỹ thuật này bản chất của nó là thể hiện sự chuyên nghiệp của 1 người điều khiển moto! Đáng tiếc là nhiều người ở Việt Nam đã thực hiện những kỹ thuật sai với bản chất của nó.
Trên thực tế, những người học kỹ thuật Stunt với tâm lý chuyên nghiệp (có nghĩa là học ko phải dùng để đua, hay dùng để biểu diễn) thì họ rất ít khi bị "chết nhạt" trong những tình huống trên đường, do họ đã học cách điều khiển xe như tay chân của mình.
Part 1: Cơ sở vật lý và lý thuyết đằng sau kỹ thuật bốc đầu:
Bốc đầu có nghĩa là người lái sẽ nhấc bánh trước của xe lên không trung, để nó không còn tiếp xúc với mặt đất. Lúc đó, xe sẽ di chuyển chỉ bằng bánh sau và cân bằng xe bằng trọng tâm cơ thể của người lái trong mối tương quan với trọng tâm của xe.
Tình trạng bốc đầu được tạo ra khi lượng thế năng lớn từ động cơ được đột ngột được chuyển sang động năng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Điều này làm cho trọng lượng của xe dồn về phía sau, giảm trọng lượng dồn lên bánh trước. Sự chuyển đổi nhanh về phân phối trọng lượng sẽ dẫn đến tình trạng cân bằng cơ học của xe bị phá vỡ. Điều này sẽ làm cho bánh trước giảm ma sát và giảm tiếp xúc với mặt đường, dẫn đến tình trạng bánh trước bị nhấc bổng lên.
Tóm lại, để bốc đầu xe, mục đích chung chung nhất là: Tạo gia tốc cho xe để dồn trọng lượng về phía sau, giảm trọng lượng phía trước.
Part 2: Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định chọn xe để bốc đầu
- Trên lý thuyết: Xe nào cũng bốc được đầu hết (miễn là xe đó hoạt động bình thường ), kể cả xe đạp. Tuy nhiên, xe càng khỏe lên đầu càng dễ, xe yếu thì cần nhiều kỹ thuật hơn.
- Xe phổ thông nhất ở VN để bốc đầu là xe số: Dream, Wave..v...v Kể cả xe ga, xe côn. Trên thực tế ở Việt Nam, 1 tổ lái giỏi có thể nâng đầu bất cứ 1 xe nào mà không cần độ máy, độ côn. Nhưng để thực hiện bốc đầu đơn giản hơn, nhiều tay lái xoáy nòng máy, căn chỉnh côn có độ bám nhả nhanh hơn - Mục đích ở đây là tạo cho xe 1 gia tốc thật lớn -> bốc đầu.
- Xe tập bốc đầu đòi hỏi người lái phải Pờ Rồ nhất: Xe thể thao, xe phân khối lớn (CB400, CBR các dòng .v.v.). Bốc đầu những thể loại này không hề đơn giản, nhất là khi trọng lượng và thể hình người Việt Nam không đủ tiêu chuẩn.
- Xe tập bốc đầu chuẩn nhất: Xe cào cào! Xe cào cào, hay còn gọi là xe vượt địa hình (Multi-terrains), có thiết kế rất phù hợp để luyện tập kỹ thuật lái xe. Điều này là do nó có trọng lượng nhẹ, động cơ mạnh vừa phải, các giảm xóc có hành trình dài và độ nhún tốt. Xe cào cào còn có ưu điểm là rất khó... hỏng! Nhựa thì toàn nhựa mềm rất khó vỡ. Cực kỳ khuyến khích ai muốn tập bốc đầu nên tập bằng cào cào thì sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Bước 2: Chuẩn bị tâm lý
Đây là một bước quan trọng! Bởi để có thể tập thành công kỹ thuật bốc đầu, cần phải vượt qua được chính bản thân mình, bước qua được nỗi sợ hãi.
Cụ thể, người lái phải là người không sợ đau, không sợ khó, không sợ khổ. Đây là những gợi ý giúp người lái chuẩn bị tâm lý:
1- Tập từ từ. Đừng cố để có thể "chơi" được ngay như trên phim hành động. Người lái chưa (và có lẽ sẽ chẳng bao giờ) làm được như trên phim, do vậy, nên hài lòng với thành quả ban đầu của mình và ko nên nản.
2- Đừng bao giờ lầm lẫn giữa 2 khái niệm "cái muốn làm" và "cái có thể làm". Chỉ nên tập trong giới hạn của mình. Đừng cha cố!
3- Mặc đồ bảo hộ sẽ giúp tự tin hơn nhiều. Thằng nào bảo bốc đầu ko cần mặc đồ mới là "anh hùng" thì thằng đấy là thằng "ngu" chứ ko phải "dũng cảm"! Một cú cày mặt xuống đường mà ko đội "nồi cơm điện" sẽ làm giảm 50% khả năng tìm được bạn gái và lấy vợ.
4- Xe đem đi tập CHẮC CHẮN sẽ hỏng (dù nặng hay nhẹ). Nên nếu mang xe ông bà già đi tập thì nên chuẩn bị trước ít xiền để tập xong còn dạt vòm luôn!
5- Chụp trước nhiều ảnh chân dung các cỡ... Ôi, nói đùa thôi! Ko nguy hiểm đến mức đó đâu. Yên tâm đi! Tuy chỉ đùa thế nhưng nếu thấy còn chút sợ hãi thì ko nên tập. Để tập thành công và an toàn, phải có một niềm tin mãnh liệt vào bản thân! Phải thật tin rằng mình sẽ làm được và sẽ ra về an toàn! Đó là sức mạnh của tự kỷ ám thị. Theo kinh nghiệm thực tế, nó sẽ giúp an toàn hơn rất nhiều.
Chọn được xe và chuẩn bị được tâm lý. Phần sau sẽ đi sâu vào động tác kỹ thuật...
...
Đi xe 1 bánh là một môn nghệ thuật đòi hỏi kĩ thuật và sức mạnh. Trải qua bao nhiêu năm thăng trầm cùng sự truy đuổi ráo riết của các anh CSCĐ (chim sẻ cô đơn, cảnh sát cơ động), nó vẫn đã và đang tồn tại như một môn thể thao yêu thích của nhiều tổ lái trẻ...
Kỹ thuật bốc đầu xe đạp:
Bốc đầu xe đạp là trò chủ yếu dành cho các teen lớp 8, 9, 10 trẻ trâu. Lúc đầu đa số chỉ biết bốc đầu, đi thẳng và đạp như trâu rồi hạ. Sau thì các tổ lái xe đạp đã biết được cách hãm phanh, cùng với đó là những kĩ thuật bốc đầu xe đạp được nâng cao hơn. Ở các tổ lái xe đạp đỉnh cao không còn cảnh bốc đầu - đạp như trâu nữa mà thêm vào đó là các kĩ thuật như bốc đầu vào cua, một tay, bênh đôi, xoắn quẩy...
Trước hết để bốc đầu xe đạp phải chuẩn bị một chú ngựa sắt ngon, phanh ăn, không bị trùng xích hay sang vành...
Từ đầu tập nhấc đầu xe lên và đạp, kết hợp giữa vòng quay của chân và lực kéo tay. Mới tập thì thường bị lộn tu (bánh xe bị nhấc cao quá, người bốc phải nhảy ra ngoài) nhưng càng nhiều càng quen, sẽ làm cho quen cảm giác giữ thăng bằng. Tập cho quen đến khi đi một đoạn chắc tay rồi thì bạn chuyển sang bước tập hãm phanh. Hãm phanh giúp cho bánh xe không bị lên cao quá để bị lộn tu, nó còn giúp điều chỉnh được tốc độ nhanh hay chậm, hay giúp đi một bánh vào cua mà không bị nghiêng... Chính vì thế mà trong bốc đầu cả xe máy hay xe đạp thì hãm phanh là bước quan trọng nhất. Tập khoảng vài ngày là được. Khi đã đi xa và quen hãm phanh rồi, thì coi như đã đạt gần 80 % kĩ thuật bốc đầu xe đạp rùi. Đi quen rồi thì có thể thoải mái tập các kỹ thuật cao hơn như ở trên...
Kĩ thuật bốc đầu xe máy:
Xe máy ở đây bao gồm xe số, xe ga và xe côn. Bốc đầu xe côn khó nhất, sau đó đến xe ga. Loại xe số thì thân quen và dễ sử dụng hơn, chi phí lại đỡ tốn kém hơn. Ở đây xin nói đến xe số:
Lúc đầu bốc có cảm giác sợ sệt, xòe xe máy nó không đơn giản như là xòe xe đạp, xây xát chảy máu vào viện là bình thường.
Mới đầu, để bốc được xe máy cần phải có một chiếc xe ngon, không cần ngon lắm nhưng côn phải bám, phanh ngon, xăng đầy và bây giờ cần thêm mũ bảo hiểm nữa. Ngoài ra phải có cạ, tức là người ngồi sau thật chuẩn và ko nhát gan. Bốc xe máy thì thường thường là bốc hai người hoặc ba người cho dễ. Bốc như thế thường đi xa hơn, xe không bị gầm máy và đỡ mệt.
Trình tự bốc đầu của xe máy là: Vít căng ga, đá số, vít ga và cùng người ngồi đằng sau giật lên, hãm phanh, vê ga để đi...
Ban đầu mới tập có thể bốc đá số 1 lên 2 hay 2 lên 3 tuỳ ý. Mới đầu chỉ là để quen cảm giác lên cao giữ thăng bằng thôi.
Ví dụ như đang đi xe bình thường, về số 2... vít mạnh ga hết cỡ... đi được khoảng vài mét thấy xe gầm lên thì giảm ga 1 tí đá mạnh côn dí lên 3, rồi cùng người ngồi sau bạn nhấc mạnh lên, tuỳ lực tay của bạn khỏe hay ko mà cho người ngồi đằng sau ngồi tụt ra hết yên, hai tay ôm vào bụng người lái kéo lên, hoặc người ngồi sau ngồi sát vào người lái, hai tay ôm vào ngực. Khi nhấc cao vừa đủ ở độ thăng bằng rồi, cần phải hãm phanh để xe không lên cao quá (cao quá là lộn như xe đạp ý). Nói chung là cần phải kiên trì, mới đầu không lên được thì đừng nản chí. Tập nhiều là quen.
Cũng giống như xe đạp thì hãm phanh là bước quan trọng nhất, làm cho người lái không bị lộn, hãm phanh kết hợp vê ga điều chỉnh được tốc độ nhanh hay chậm, giữ thăng bằng ở mức vừa phải cho xe đi được xa.
Khi đã đi được một cách thuần thục với một bánh rồi thì có thể thoải mái tập các kĩ thuật nâng cao hơn như: bốc một tay, vắt chân, vào cua một bánh, lửa đít, lửa bô, chéo tay,...
Để bốc 1 tay được cần đi quen 1 bánh xa xa rồi hẵng tập. Bốc cao bánh xe lên 1 tí, khi cảm thấy xe đạt độ thăng bằng nhất rồi thì bỏ 1 tay ra, vê ga cho đầu xe nhẹ rồi đi...
Lửa đít, tức là bốc làm sao cho chắn bùn xe quẹt xuống đất. Cần bốc cao lên, đang bốc bình thường vít mạnh ga 1 cái kết hợp hãm hanh cho đít xe quẹt mạnh 1 fát xuống đường. Cần dứt khoát không xe lộn luôn.
Lửa bô, tức là xe đang đi 1 bánh bình thường, ngả trọng tâm sang bên phải và đánh tay lái sang bên phải, làm xe nghiêng, kết hợp hãm phanh là cho ống bô quẹt xuống đường tóe lửa. Trò này khá nguy hiểm nên bạn cần phải chăm chỉ và liều thì hẵng tập.
Vào cua 1 bánh, tức là đang bốc ở đường thẳng thì gặp chỗ rẽ, bạn kết hợp trọng tâm và tay lái để nghiêng xe sang bên cần rẽ, kết hợp phanh và ga cùng với trọng tâm phải thật chắc để xe ko bị bai bánh.
Đấy... đơn giản chỉ là thế thôi. Nói chung là đam mê + quyết tâm thì sẽ làm được. Chúc may mắn!
Dưới đây là 1 số Video bốc đầu: Xe đạp, Dreams, Wave, SH, Dylan, ...xe Bus
...
[Sưu tầm & tổng hợp]
related posts
Linh tinh
NAD
26/03/2009
7
Cái ảnh thứ 2 nhìn gớm nhỉ, thg cuối nó mà tụt fát là cả lũ xong :)
ReplyDeletedúng là pro thật tấm hinh kia có nhỏ con gái nửa kìa dyland mà nó con bốc dầu dc nửa thì hết nói ^^ chỉ 1 chử pro vip
ReplyDelete:D
ReplyDeletetoàn bon đú đởn, thanh niên vn mất dạy hết rồi! ( Nay 26/3 sao lại post bài này anh)
ReplyDeleteChú chưa đọc kỹ mà đã bảo là đú, mất dạy. Ko hoàn toàn như vậy đâu :P :D ;)). Anh vào Đảng lâu rùi, 26/3 cũng như những ngày bình thường ;)) :-"
ReplyDelete26/3 là ngày thành lập ĐOÀN cơ mà, sao lại có Đảng ở đây :| Mà Đảng nào kết nạp NAD nhờ :-"
ReplyDeleteThế mà cũng hỏi, đúng là gà :)) :P. Anh vào Đảng Cộng Sản Việt Nam lâu rồi, nên ko cần quan tâm đến ngày Đoàn đội j nữa :-"
ReplyDelete