Sơn Vương Trương Văn Thoại, Đại Cathay, Sơn Đảo, Lâm chín ngón, Điền Khắc Kim,...
..Thoạt kỳ thủy, hai tiếng "giang hồ" được dùng để định danh một lớp người phiêu bạc, lấy việc hành hiệp trượng nghĩa giúp kẻ yếu người cô giành lại sự công bằng làm mục đích; lấy phô diễn tài năng, hơn thua cao thấp - chủ yếu về sức mạnh võ nghệ làm niềm vui ... Với ý nghĩa đó, "giang hồ" được nhìn nhận như 1 lối sống, một loại tính cách, đẹp và mã thượng...
Nếu đầy đủ hơn khi nói về thế giới giang hồ, lẽ ra cuốn sách của chúng tôi phải thêm vào tối thiểu ba nhân vật nữa, đó là "cọp rừng Sác" Lê Văn Viễn nhưng năm 40-60; là "Vua hắc đạo" Tín Mã Nàm những năm 60-70 và "Fifth Orange", trùm "xã hội đen" cuối thế kỷ.
Bảy Viễn ko chỉ là một giang hồ nổi tiếng, ông ta còn là một nhân vật khuấy nên một phần lịch sử, từng tham gia kháng chiến chống Pháp rồi trở mặt đầu Tây, trở thành Thiếu tướng trong quân đội Liên hiệp Pháp, được Bảo Đại giao trách nhiệm cai quản an ninh toàn bộ khu vực Sài Gòn - Gia Định. Đã có ko ít cuốn sách viết về nhân vật có tính cách phức tạp và cuộc đời sôi động, đầy bi kịch này. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyên Hùng, Bảy Viễn đã hai lần trở thành nhân vật trung tâm và là chất liệu để tác giả dựng nên hai cuốn sách dày cộm là "Người Bình Xuyên" và "Bảy Viễn - Thủ lĩnh Bình Xuyên". Nếu ko gọi là toàn bộ thì dưới ngòi bút chi tiết của nhà văn Nguyên Hùng, chân dung Lê Văn Viễn cũng đã hiện ra quá đầy đủ. Có viết lại, tư liệu của chúng tôi cũng ko thể hơn, chỉ tổ mang tiếng "múa rìu qua mắt thợ", trong khi xào nấu lại tư liệu lại là điều mà lòng tự trọng của người cầm bút ko cho phép.
Ngược lại, với Tín Mã Nàm, trở ngại mà chúng tôi vấp phải là chưa thể thu nhập đủ thông tin. Tên thật là Trần Hà Tư, đẳng cấp giang hồ là một Thầu Dậu (đầu gà), nổi tiếng với biệt danh Tín Mã Nàm (con ngựa điên), nhân vật này đã làm mưa làm gió suốt hai thập niên 60-70, thống lĩnh toàn bộ giới tội phạm người Hoa khu vực Chợ Lớn. Có nhiều thông tin cho rằng Tín Mã Nàm chính là kẻ giữ vai trò Hồng Trượng, kẻ đứng thứ hai, vai vế chỉ thua Hoàng Long, nắm toàn quyền chỉ huy an ninh trong tổ chức tội phạm Tam Hoàn Hội chi nhánh Sài Gòn - Chợ Lớn, quyền lực đen và mức độ tàn bạo của tên giang hồ này lớn hơn rất nhiều so với tầm hình dung của một người lương thiện. Thế nhưng dù đã gặp được một số người thân quen của hắn thì với đặc tính kín đáo cố hữu của người Hoa, chúng tôi vẫn ko thể thu thập được gì chính xác hơn ngoài những câu chuyện truyền miệng đậm chất giai thoại, khó có thể tùy tiện gọi đó là sự thật. Vì thế, dù rất tiếc, một chân dung đầy đủ về nhân vật Tín Mã Nàm vẫn cứ là món nợ mà chúng tôi đành khất lại cùng bạn đọc.
Nhân vật thứ ba, Năm Cam, nếu xét về ảnh hưởng xấu thì thừa đủ để có thể cho vào sách. Tư liệu về y lại càng ko thiếu khi đã có hàng ngàn trang báo phô bày trong suốt 2 năm đầu của thế kỷ XXI. Thế nhưng, trong mắt chúng tôi, Năm Cam dù là 1 tên tội phạm sừng sỏ, dù đầy tội ác nhưng vẫn ko đáng được gọi là giang hồ. Điều duy nhất mà Năm Cam làm được, hơn đút nhiều tên tội phạm khác, là đã mua chuộc được một bộ phận thoái hoá trong bộ máy công quyền ở nhiều cấp. Với thế mạnh này, từ một tên gá bạc nhãi ranh, Năm Cam đã ngoi dần lên trên từng nấc thang của quyền lực tội ác. Thế nhưng, trước sau Năm Cam vẫn bị giới giang hồ xem như một trùm xã hội đen sừng sỏ chứ ko hề là một giang hồ có số. Lý do đơn giản, trên con đường ngoi lên, Năm Cam thiếu hẳn 3 tiêu chuẩn: bản lĩnh cá nhân, cách chơi đúng luật (luật đen) và ân uy với đàn em ... Xét về cấu trúc, trong giang hồ chỉ có quan hệ đàn anh - đàn em (được phân ngôi tùy theo đẳng cấp, trình độ, bản lĩnh chứ ko theo tuổi tác), tuyệt nhiên ko có quan hệ chủ - tớ. Với tham vọng biến thành "vua", Năm Cam đã biến tất cả những kẻ dưới trướng thành đầy tớ khiến chúng chỉ sợ mà phục tùng chứ ko nể trọng. Vì thế, Năm Cam chỉ đáng được xem như một tên trùm tội phạm kiểu xã hội đen mà ko đáng được coi là "NGƯỜI CỦA GIANG HỒ".
Ngoài ra, còn một loạt "tên tuổi lớn" khác của giang hồ mà chúng tôi chưa có dịp đề cập, hầu hết đều xuất thân từ Trung Hoa đại lục. Họ là những người có công lớn trong tiến trình hoằng dương võ học có nguồn gốc Thiếu Lâm vào Việt Nam. Đó là Lương Vũ Tế, tức là Nguyên Tế Công Đại sư, ông tổ của Vịnh Xuân quyền Việt Nam; là Trương Tòng Phú, hậu duệ đích tôn của Thái cực Võ Đang Trương Tam Phong, chưởng môn phái Võ Đang tại Chợ Lớn; là Đoàn Tâm Ảnh vốn là một áp tiêu lừng danh trên đoạn đường từ núi Côn Luân (TQ) đến HongKong, sau qua Việt Nam "phong kiếm qui ẩn" trở thành Đại lão võ sư Đoàn Tâm Ảnh, Chưởng môn phái Thiếu Lâm Côn Luân (Thủ Đức); tiếp là Hạng Văn Giai, nguyên là thiếu tướng, Quân đoàn phó Quân đoàn Vân Nam ly khai của Quốc dân Đảng sau biến cố 1.10.1949, theo nhiều người trước ông từng là Biệt đội trưởng Biệt đội ám sát của Tưởng Giới Thạch, một trong những "tác giả kịch bản" của vụ ám sát Uông Tinh Vệ tại Hà Nội nổi tiếng thập niên 1930...
Trích "Người của giang hồ"
Tác giả: Nguyễn Hồng Lam
related posts
Linh tinh
NAD
16/02/2009
7
http://movie-auto.blogspot.com
ReplyDelete:|
ReplyDeleteKể từ năm 1967, đây là lần đầu ảnh chân dung của tên cướp “vô danh”, “cô độc”, “bí ẩn” (như cách gọi của báo chí Sài Gòn trước ngày giải phóng) xuất hiện trên Báo (CATP).
ReplyDeleteNhiều lần đấu súng với cảnh sát và vượt vòng vây, vượt trại, trong đó có lần trốn khỏi “lò bát quái” Chí Hòa vào ngày 24-4-1972, đã làm các “đại ca” giang hồ khác phải nể mặt Điềm Khắc Kim.
Cũng “nổi tiếng” như Đại “Cathay”; tướng cướp Bạch Hải Đường, Mã Ngưu (Tín Mã Nàm)... nhưng Điền Khắc Kim (tên trong hồ sơ là Điềm Khắc Kim) có phần bí ẩn hơn. Nhiều tin đồn, nhiều chuyện hư cấu về ĐKK càng làm cho đối tượng này thêm phần “giống nhân vật tiểu thuyết”. Dựng lại hành trình tội lỗi của tên cướp “độc hành” khét tiếng này, chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học trong cuộc đấu tranh phòng chống các loại tội phạm hình sự. Qua đó mới thấy được những gian nan, khó khăn mà cán bộ chiến sĩ CATPHCM đã trải qua trong những năm đầu đất nước thống nhất. Họ đã vào sinh ra tử, khuất phục những tên tội phạm nguy hiểm do chế độ cũ để lại như: Điềm Khắc Kim, Mã Ngưu, Đức Raymông, Phú Salem... để bảo vệ bình yên cho nhân dân ...
http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=702&id=37624
http://www.congan.com.vn/dulieu/Phong_su/IMG_3762.JPG
ko y kien
ReplyDeletecũng hấp dẫn
ReplyDeleteQuyển sách này hay lắm bác ạ.
ReplyDeleteSẵn đây mình có ý tưởng này muốn hỏi ý kiến mọi người và bác Duy:
Mình sẽ in cuốn sách này, tất nhiên là trái phép rồi, sách đóng keo nhưng in bằng giấy double A 70gr thôi. Mình định in 1 quyển để đọc thôi vì chi phí in cũng khá là cao. Sẵn đây mình muốn hỏi có bạn nào muốn sở hữu quyển này không, mình sẽ in và chỉ lấy giá gốc thôi.
Ko hiểu ý lắm? Search google đọc online đầy mà, in làm j vừa tốn tiền lại mất công :D
Delete