Nickname nổi tiếng của các cầu thủ, đội bóng

by comments
Đầu tiên là "Quỷ đỏ" M.U:

HLV:
Ron Atkinson: Big Ron, Ron fascism
Alex Ferguson: Máy sấy tóc

Cầu thủ:
George Best: El Beatles
Denis Law: The King
Bryan Robson: Đội trưởng kỳ tài
Eric Cantona: The King
Peter Schmeichel: Người khổng lồ Đan Mạch
David Beckham: Spice boy, quả bóng vàng
Dwight Yorke: Foxie, sát thủ có khuôn mặt tươi cười
Ole Solskjaer: Dự bị hạng sang, sát thủ có khuôn mặt trẻ thơ
Ruud Van Nistelrooy: Van the Man, ông vua trong vòng cấm
Ryan Giggs: Phù thủy xứ Wales
...

"Nickname" thường chứa đựng đặc điểm độc đáo đại diện cho mỗi cá nhân trong thời đại ngày nay. Với bóng đá, đây là cả một chủ đề thú vị. Trong cuộc sống, nickname đã không còn là khái niệm xa lạ bởi ai trong chúng ta cũng có thể có một "biệt hiệu" do bạn bè "tặng" cho. Trong môn thể thao Vua cũng vậy, có nhiều cầu thủ đã biến nickname của mình thành "thương hiệu" nổi tiếng, hay có những nickname rất độc đáo và ấn tượng, biết một lần đủ để nhớ mãi ...

Chắc chắn có những thông tin mà các bạn đã biết, nhưng chúng tôi cũng cố gắng sưu tầm thêm một số "hàng hiếm" ít khi được sử dụng.

Trước hết, có rất nhiều cách để tạo nên một biệt danh, và đó thường là đặc điểm nổi bật nhất liên quan đến người sở hữu như ngoại hình, tính cách, khả năng, đôi khi là cả gốc gác ... Đối với các danh thủ vĩ đại nhất trong lịch sử môn túc cầu, người hâm mộ thường hay gán cho họ một biệt hiệu mang tính chất "sang trọng".

Ví dụ như Edson Arantes do Nascimento, chẳng mấy ai biết đến tên thật của ông ngoài biệt danh 'O Rei do Futebol Pelé' (Vua bóng đá Pele). Đó là mỹ từ đã gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của nhân vật được FIFA xưng tụng là "Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20", đồng thời đã ăn sâu vào tâm trí của những người hâm mộ túc cầu trên thế giới.

Photobucket

Với những gì đã đạt được, huyền thoại người Brazil được xem là hình mẫu để các thế hệ sau này nỗ lực vươn tới. Vì vậy, có khá nhiều "phiên bản" xuất hiện như 'King Eric' (Eric Cantona), 'King Kenny' (Kenny Dalglish), King Henry, 'Imperatore' (Hoàng đế - Adriano) ... song chưa ai đủ sức phế truất được Pele khỏi ngôi Vua bóng đá.

Trước tình hình đó, các fan của siêu sao Diego Maradona cảm thấy biệt hiệu 'El Pibe de Oro' (Cậu bé vàng) có vẻ quá khiêm nhường, không tương xứng với vị thế của cầu thủ vĩ đại nhất mà bóng đá Argentina từng sản sinh, đồng thời luôn là "đối trọng" đáng gờm của Pele.

Vậy là nhân sự kiện bàn thắng bằng tay mà Diego ghi vào lưới ĐT Anh tại Mexico '86, người Argentina đã "nâng cấp" thần tượng của mình lên thành 'D10s'. Đây là kiểu chơi chữ rất độc đáo bởi nó là sự ghép nối giữa Diego + số 10 = Dios (Chúa). Và quan trọng thế, Chúa thì "oai" hơn Vua.

Maradona là thiên tài bóng đá "có một không hai" trong lịch sử, cho nên bản thân tên của ông cũng đã là ... một nickname hấp dẫn. Chúng ta có thể tham khảo điều này với 'Desert Maradona' (Maradona vùng sa mạc) Said Al-Owaeran, 'Maradona of Asia' (Maradona châu Á) Ali Karrimi hay Gheorghe Hagi trong vai 'Carpathian Maradona'.

Ở mức độ ít phù phiếm hơn, 'El Principe' (Hoàng tử) là biệt hiệu tương đối "đắt hàng", bởi nó bộc lộ phong cách lãng tử của giới cầu thủ. Rất nhiều ngôi sao đã gắn với nickname này, trong đó nổi bật có Enzo Francescoli, Fernando Redondo, Raul, Fancesco Totti hay mới đây là Lukas Podolski.

Xu hướng đặt biệt danh theo đặc điểm ngoại hình cũng phổ biến không kém do ít bị "đụng hàng". Tại Đức, Oliver Kahn không chỉ là 'Der Titan' (Người khổng lồ) mà gương mặt oai nghiêm như thần tướng của anh còn khiến liên tưởng tới 'Genghis Khan' (Thành Cát Tư Hãn), vị đại vương của đế chế Mông Cổ "bách chiến bách thắng" hơn 7 thế kỷ trước.

Với các fan hâm mộ Serie A, hẳn họ sẽ không bao giờ quên được những kiểu tóc ấn tượng của 'Penna Bianca' (Gã đầu bạc) Fabrizio Ravanelli, 'Il Divino Codino' (Đuôi ngựa thần thánh) Roberto Baggio hay lọn tóc vàng óng như bờm sư tử của 'The Lion King' Gabriel Batistuta. Ngày nay, tiền đạo Alvaro Recoba lại được biết đến với 'El Chino' (Người Trung Quốc) do anh có đôi mắt rất khác những người đồng hương Uruguay.

Photobucket

Có thời điểm, nỗi kinh hoàng của các thủ môn là một gương mặt luôn toát lên vẻ ngây thơ thánh thiện. Chính Ole Gunnar Solskjaer là người đã đưa biệt danh 'Baby-faced Assassin' (Sát thủ có bộ mặt trẻ thơ) nổi tiếng khắp "hang cùng ngõ hẻm", khi anh hạ gục 'Genghis Khan' để mang về chức vô địch Champions League 1999 đầy kịch tính về cho Man Utd.

Phong cách thi đấu cũng là cơ sở để tạo ra một cái nick nghe thật "kêu", tiêu biểu như cầu thủ người Hà Lan Roy Makaay với 'The Phantom' (Bóng ma). Chân sút này thường vật vờ trong suốt cả trận đấu để rồi bất ngờ xuất hiện và khiến lưới của đối phương phải rung lên.

Ngược lại, đồng hương của Makaay, tiền đạo Dennis Bergkamp vì mắc chứng sợ đi máy bay nên phải ẩn mình trong cái lốt 'Non-Flying Dutchman' (Người Hà Lan không bay).

Một trong số rất ít những cầu thủ Italy "dám" rời bỏ quê hương ra nước ngoài thi đấu ngay khi còn trẻ là Gennaro Gattuso. Với hành động đó, anh được các CĐV Glasgow Rangers đặt cho biệt danh 'The Braveheart' (Trái tim dũng cảm). Nhưng do tác phong hay phản ứng trọng tài, dữ dằn, nên anh bị gán thêm nickname 'The Growler' (Kẻ hay cằn nhằn), gã đồ tể.

Nhiều CĐV trẻ tuổi thắc mắc tại sao lại gọi Javier Zanetti là 'Il Trattore' (Máy kéo)? Rất đơn giản, đội trưởng của Inter đã cày ải như một cái máy không biết mệt mỏi hơn 10 năm liên tục trên "mảnh đất" Serie A. Vậy là anh có được cái biệt danh tương xứng với phẩm chất cần cù của mình.

Điều kỳ diệu của các nickname là những vật vô tri cũng được liên hệ cực kỳ sinh động. Bạn có thể tưởng tượng cảnh 'Cannone ceco' (Đại bác Tiệp Khắc) rền vang mỗi lần Pavel Nedved khai hỏa. Sự vững trãi của Walter Samuel làm gợi nhớ 'Il Muro' (Hòn đá tảng) trước khung thành. Một 'Aeroplanito' (Tiểu phi cơ) đang cất cánh qua hình ảnh ăn mừng đặc trưng của Vicenzo Montella hay 'Vento dell'Est' (Ngọn gió phương Đông) lạnh lẽo mà Andrei Shevchenko mang đến Địa Trung Hải.

Cuối cùng là một nickname có nguồn gốc tương đối đặc biệt so với phần còn lại. Tại Inter, Juan Sebastian Veron được biết đến trong vai trò 'La Brujita' (Phù thủy nhỏ). Nhưng tại sao lại "nhỏ" khi mà anh chàng này cao đến 1m86, có sự nhầm lẫn nào chăng? Xin thưa là không. Lý do là bố của anh, ông Juan Ramon cũng đã từng được xưng tụng là 'La Bruja' (Phù thủy) nhờ kỹ năng điều khiến trái bóng ma thuật khi còn là cầu thủ.

Có thể nói, những nickname tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng trong nó những điều thật ý nghĩa. Chúng góp phần tạo nên sức hấp dẫn của môn thể thao Vua đang chinh phục hàng triệu trái tim trên khắp hành tinh.

Một số biệt danh độc đáo khác:
Cầu thủ - Nickname - Tạm dịch:

Toni Adams Donkey Con lừa
Mario Basler Super Mario Siêu Mario
Zbigniew Boniek Beauty of the Night Người đẹp trong đêm
Johan Cruyff El Salvador Thánh cứu rỗi
Ivan De La Pena Pequeno Buda Tiểu phật
Alfredo Di Stefano Saeta Rubia Mũi tên vàng
Edmundo Animal Quái thú
Andoni Goikoetxea El Carnicero de Bilbao Gã đồ tể vùng Bilbao
Ruud Gullit Tulipano Nero Hoa Tuylíp đen
Paolo Maldini Il Capitano Đội trưởng
Gerd Müller Der Bomber Kẻ dội bom
Gunnar Nordahl Il Bisonte Xe tăng lội nước
Luigi Riva Rombo di tuono Tiếng sấm
Ronaldo El Fenomeno Người ngoài hành tinh
Lilian Thuram Filosofo Triết gia
Bernd Schuster Blond Engel Thiên thần tóc vàng
Hakan Sükür Toro del Bosporo Bò đực vùng Bosporus
Carlos Valderrama El Pibe Cậu trai
Marco Van Basten Swan from Utrecht Thiên nga đến từ Utrecht
Iván Zamorano Ivan el Terrible Ivan khủng khiếp
Dino Zoff Monumento Tấm bia
KJ Huntelaar Hunter Thợ săn
Claudio Lopez Con chấy
Javier Saviola Thỏ con
Paolo Aimar Lừa nhỏ
Claudio Caniggia Mũi tên vàng
Ricardo Kaka Thiên thần
Peter Crough Sếu vườn
Fernaldo Torres El Nino, đứa trẻ
Filippo Inzaghi Super Pippo
Frank Lampard Người không phổi
Didier Drogba Voi rừng
Romario Gà tây
Raul Chúa nhẫn
...

Khám phá "biệt hiệu" của các đội bóng

Mỗi đội bóng đều có những biệt hiệu riêng, biệt hiệu đó có thể được đặt dựa vào những yếu tố lịch sử và truyền thống nhưng cũng có thể được sinh ra từ sự kình địch giữa các đối thủ "không đội trời chung" ...

Giới mộ điệu trái bóng tròn luôn rất nhạy cảm với những yếu tố thuộc về màu áo hay truyền thống đội bóng. Tuy nhiên, ít ai hiểu được tường tận lịch sử ra đời cũng như ý nghĩa của từng cái tên cúng cơm gắn liền với từng cầu thủ, từng đội bóng.

PHẦN I: BIỆT DANH CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ

Xứ sở của những nickname - Anh:

Anh không chỉ là quê hương của môn thể thao vua mà còn là "xứ sở" của những nickname (biệt hiệu). Từ những đội bóng thuộc Premiership đến những đội bóng ở giải hạng thấp, không một CLB nào lại không sở hữu những tên gọi thân mật khác nhau.

Rất nhiều nickname được đặt dựa vào màu áo truyền thống của CLB. Có thể gộp số màu từ các tên hiệu để xếp đủ thành một cầu vồng rực rỡ. Từ màu đỏ (The Reds) của Liverpool, màu xanh (The Blues) của Chelsea đến màu trắng (The Whites) của Leeds hay xanh da trời (The Sky Blues) của Coventry ...

Với trí tưởng tượng phong phú, một số CLB đã làm khác với cách đặt tên dựa vào 2 sắc màu trên trang phục truyền thống. Newcastle ngoài biệt danh nổi tiếng là "Những chú chim chích chòe" (The Magpies) cũng tồn tại song song là "Đội quân đen - trắng" (The black and white). Hay Watford được biết đến với nickname "Những chú ong" (The Hornets) còn được gọi với cái tên "Đội quân vàng - đen" (The yellow and black) dựa vào bộ trang phục truyền thống của CLB.

Ngoài những tên hiệu được đặt dựa theo màu sắc của bộ trang phục truyền thống, các CĐV tại xứ sở sương mù cũng có thói quen gọi đội bóng của mình bằng tên của những con thú đặc trưng. Chính vì thế mà tại giải Hạng nhất Anh luôn diễn ra cuộc chiến giữa "Những con cáo" (The Foxes) và "Những con bò" (The Owls) khi Leicester City đối đầu với Sheffield Wednesday hay "Những chú chim hoàng yến" (The Canaries) Norwich chỉ mong "thoát nạn" trước kình địch là "Những chú cáo" (The Wolves) Wolverhampton.

Với một số đội bóng có quá khứ ra đời khá đặc biệt, sự liên tưởng trên đã không còn mà thay vào đó là những hình ảnh tượng trưng cho lịch sử thành lập của đội bóng. Hai ví dụ điển hình nhất đến từ những đội bóng thủ đô London. West Ham được biết đến với biệt danh "Những cái búa" (The Hammers) bởi tiền thân của CLB này là Thames Ironworks, đội bóng của một công ty sắt thép. Trong khi đó, cái tên "Những khẩu thần công" (The Gunners) được đặt với sự liên tưởng đến đội bóng của những công nhân của Royal Arsenal tại Woolwich vào cuối thế kỷ 19.

Khác với sự khô cứng trong nickname của West Ham và Arsenal, Everton dường như là đội bóng có cái tên ngọt ngào nhất tại xứ sở sương mù. "Những thanh kẹo ngọt" (The Toffees) là cái tên liên tưởng tới quá khứ của đội bóng vùng Merseyside khi họ từng phải... chịu nợ không chỉ 1 mà là 2 cửa hàng bán kẹo ngọt trong những ngày đầu thành lập. Chuyện kể lại rằng, do ghi nợ nên Everton từng phải đồng ý cho một cửa hàng bán kẹo ngọt được bán hàng ngay trong SVĐ Goodison Park.

Cuối cùng, một trong những tên hiệu nổi tiếng nhất tại xứ sở sương mù lại không phải do các CĐV đặt ra mà là từ Sir Matt Busby xưng tên. HLV huyền thoại của Manchester United từng gọi đội bóng của mình là "Những con quỷ đỏ" (The Red Devils), một cái tên mà khi đầu mới nghe gợi nhớ đến đội bóng láng giềng ở môn bầu dục, Salford. Tuy nhiên, cái tên đó giờ đây đã trở nên rất quen thuộc không chỉ với các CĐV tại Anh mà trên khắp Thế giới. Không chỉ vậy, Manchester United còn có Old Trafford - "Nhà hát của những giấc mơ" (The theatre of dreams), có lẽ là sân vận động duy nhất trên thế giới có biệt danh riêng nổi tiếng.

Tàu ngầm, Người làm đệm và Dải ngân hà - TBN:

Những đội bóng tại Tây Ban Nha lại có xu hướng liên tưởng nhiều đến truyền thống hơn mỗi khi đặt tên hiệu. Màu áo truyền thống cũng là một cớ mà các đội bóng dựa vào để đặt nickname như "Đội quân xanh - trắng" (Verdiblancos) của Real Betis hay "hoành tráng" hơn như "Tàu ngầm vàng" của Villarreal (El Submarino Amarillo).

Với một chút phá cách, đội bóng thủ đô Atletico Madrid đang sở hữu một trong những tên hiệu kỳ cục nhất: Los Colchoneros - "Những người làm đệm". Biệt danh này được đặt cũng dựa trên màu áo truyền thống sọc đỏ - trắng của CLB nhưng có sự liên tưởng tới màu sắc của những tấm nệm truyền thống thời xưa tại Tây Ban Nha.

Một nét đặc trưng khác của những đội bóng tại Tây Ban Nha là những nickname của họ cũng thường xuyên được thay đổi qua từng thời kỳ của CLB.

Trong khi Barcelona luôn được biết đến với tên hiệu Blaugrana (Xanh và đỏ tươi) thì vẫn có những ngoại lệ khi đội quân của Johan Cruyff trong những năm 1990 đã được gọi là "Dream Team" để thừa nhận một đội ngũ tài năng cùng lối chơi hấp dẫn mà đội bóng xứ Catalan đã trình diễn vào thời điểm đó.

Tương tự là đội bóng từng 9 lần vô địch Champions League, Real Madrid. Kình địch "không đội trời chung" với Barcelona cũng có những tên hiệu liên tưởng đến màu áo trắng truyền thống (Casa Blanca, Merengues) nhưng trong một vài năm trở lại đây, "Dải ngân hà" (Galácticos) mới là cái tên được nhắc đến nhiều hơn cả. Đây là điều không quá khó hiểu khi theo chính sách của chủ tịch Florentino Perez, Real Madrid trở thành nơi quy tụ những ngôi sao hàng đầu của làng bóng đá Thế giới như Luis Figo, Zinedine Zidane, Ronaldo, Michael Owen, David Beckham, Robinho, Kaka, Cristiano Ronaldo ...

Một đội bóng Real khác - Real Zaragoza cũng sở hữu những tên hiệu thú vị. Nếu như biệt hiệu "Đội quân vĩ đại" (Magníficos) được đặt ra để ghi nhận hàng loạt những danh hiệu mà CLB này đã giành được trong đầu những năm 1960 thì tồn tại song song nó cho đến thời điểm này, người ta vẫn còn biết đến Real Zaragoza với cái tên "Những quả trứng" (Blanquillos).

Việc đặt tên theo từng thời kỳ của đội bóng cũng được CĐV nhiều đội bóng ở khắp châu Âu áp dụng. Bayern Munich từng được gọi bằng cái tên "Đội bóng Hollywood" (FC Hollywood) trong những năm 1990 để chỉ đội bóng xứ Bavaria luôn sở hữu rất nhiều ngôi sao của bóng đá Đức nhưng luôn tồn tại những mâu thuẫn trong nội bộ đội bóng. Sau là "Hùm xám" xứ Bavaria.

Hay như Arsenal được gọi với cái tên "Arsenal buồn chán" (Boring boring Arsenal) trong những năm đầu 1990 sau những màn trình diễn nghèo nàn của đội bóng thủ đô London vào thời gian đó.

Những góc nhìn khác:

Hầu hết những tên hiệu của đội bóng đều do các CĐV nhà đặt tên và dựa vào một vài yếu tố liên quan lịch sử đội bóng. Tuy nhiên, điều này không còn đúng tại Argentina khi sự kình địch giữa các đội bóng là rất lớn và các CĐV nhà không còn là những người duy nhất có thể đặt nickname cho đội bóng con cưng của mình.

Sự kình địch giữa River Plate và Boca Juniors là một điển hình. Trong mắt các CĐV nhà, River được biết đến với cái tên "Những nhà triệu phú" (Milionarios) để chỉ cho một sự kiện lịch sử của đội bóng khi BLĐ CLB tung tiền để chiêu mộ chân sút Barnabe Ferreyra trong những năm... 1930 trong khi Boca được gọi là Xeneizes, một sự liên tưởng đến người sáng lập đội bóng đến từ Genoa của nước Italia xa xôi. Tuy nhiên, trong con mắt của CĐV của đội bóng kình địch, những tên hiệu như Millonarios và Xeneizes dường như không được mảy may đoái hoài đến mà thay vào đó là "Những chú gà" (Gallinas) và "Những người thộn" (Bosteros).

Tương tự giữa 2 kình địch tại Rosario. Rosario Central và Newell's Old Boys còn được biết đến bằng những cái tên xấu xa như "Những tên du côn" (Canallas) hay "Những tên hủi" (Leprosos).

May mắn hơn tại Brazil khi sự kình địch này còn thân thiện hơn nhiều. Những cầu thủ gia nhập đội bóng Sao Paulo ngay lập tức sẽ được các CĐV Corinthians gọi là "Những đứa trẻ" (Bambis) hay CLB Juventude bị CĐV của các đội bóng khác gọi là "Những kẻ to mồm" (Papos), để chỉ việc các cầu thủ Juventude thường... nói nhiều hơn đá trong mỗi trận đấu.

Một số biệt danh khác:

Juventus Bà đầm già
AC Milan Đội bóng đỏ đen
Inter Milan Xanh đen
AS Roma Bã trầu
Chievo Lừa bay
Tottenham Gà trống
Hull City Những chú hổ
...


PHẦN II: BIỆT DANH CỦA CÁC ĐỘI TUYỂN QUỐC GIA

Nếu như bất ngờ nghe một bình luận viên giới thiệu về cặp đấu giữa Nati và Reprezentace thì ta có thể hiểu, đó là trận đấu giữa Thụy Sĩ gặp CH Czech theo cách gọi tên của quốc gia đó. Tương tự, ta có ĐT Đức với nickname được biết đến trên khắp Thế giới là Nationalmannschaft (tiếng Đức là ĐTQG) hay El Salvador với tên hiệu La Selecta.

Tất nhiên, việc sử dụng ngôn ngữ riêng của từng quốc gia sẽ khiến cho nhiều CĐV gặp trở ngại. Điều này đúng với cả trường hợp của Brazil và Bồ Đào Nha, hai đất nước sử dụng chung một ngôn ngữ. Nếu dùng tên hiệu cho ĐTQG Bồ Đào Nha là Selecao, đội bóng tại bán đảo Iberia sẽ lập tức bị nhầm lẫn với đội tuyển từng 5 lần vô địch Thế giới Brazil. Chính vì thế mà các CĐV Bồ Đào Nha đã gọi ĐTQG nước mình là Selecção das Quinas (ĐTQG của số 5), một nickname được đặt dựa vào số huy hiệu ở chính giữa biểu tượng lá cờ của Bồ Đào Nha.

Một trùng lặp ngẫu nhiên khi ĐT Anh cũng được đặt tên hiệu dựa vào những biểu tượng trong màu cờ quốc gia, Three Lions (3 chú sư tử).

Photobucket

Trở lại với Brazil, đội bóng hiện tại của HLV Carlos Dunga không chỉ là đội bóng giữ kỷ lục về số lần VĐTG mà còn đứng đầu trong cả số lượng những tên hiệu được đặt. Có rất nhiều lựa chọn cho các CĐV của Selecao như Pentacampeões (Đội bóng 5 lần VĐTG), Canarinhos, Verdeamarelos hay Auriverdes (Xanh và vàng), trong đó, 3 tên hiệu cuối được đặt dựa vào màu của lá cờ quốc gia.

Không quá ngạc nhiên khi các đội bóng láng giềng của Brazil trong khu vực Nam Mỹ cũng có những nickname liên tưởng đến màu quốc kỳ. Amarillos (vàng) của Ecuador, Albirrojos (trắng và đỏ) của Paraguay, Albicelestes (xanh da trời và trắng) của Argentina, Roja (đỏ) của Chile, Blanquirroja (đỏ và trắng) của Peru hay Verde (màu xanh lá cây) của Bolivia.

Trong thuật ngữ bóng đá đa sắc màu, việc đặt một nickname mà không "đụng hàng" là không hề dễ dàng. Có rất nhiều đội bóng đã đặt tên hiệu dựa vào 2 màu cơ bản là đỏ và xanh, dựa vào màu cờ và cả màu áo truyền thống.

Chỉ riêng tại châu Âu, đã có rất nhiều "đội quân đỏ". Tây Ban Nha nổi tiếng với tên hiệu Furia Roja (màu đỏ hung tợn), trong khi Bỉ lại được biết đến với nickname Diables Rouges (quỷ đỏ). Xa hơn, ĐT Venezuela tại Nam Mỹ được biết đến với cái tên La Vinotinto (đội quân màu đỏ tía).

Tuy nhiên, màu đỏ vẫn chưa thể so sánh được với màu xanh da trời. Celeste của Uruguay, Plavi của Serbia hay Blue Samurais của Nhật Bản là những tên hiệu được đặt dựa trên gam màu này. Trận chung kết World Cup 2006 cũng đã chứng kiến cuộc chiến giữa hai màu xanh da trời, Les Bleus (Pháp) và Azzurri (Italia).

Nếu như màu xanh của nước Pháp không quá khó để giải thích bởi đó là 1 trong 3 màu của lá cờ quốc gia (đỏ, trắng và xanh) thì màu Thiên Thanh của Azzurri lại không có trong màu cớ Italia (đỏ, trắng và xanh lá cây). Lịch sử ghi lại, ở một trận cầu danh dự trong năm 1911, Italia đã ra sân trong trang phục màu xanh da trời và cũng từ đó, nickname Squadra Azzurra đã ra đời.

Có hoàn cảnh ra đời tương tự là màu da cam của Hà Lan. Biệt danh "cơn lốc màu da cam" được biết đến khi ĐT Hà Lan được dẫn dắt bởi HLV Rinus Michel tại World Cup 1974 với thuyết bóng đá tổng lực đầy quyến rũ, giúp Oranje vào tới trận chung kết.

Chúa tể của rừng xanh:

Nếu nhắc đến sự sống động ở từng tên gọi trong làng túc cầu Thế giới thì khó châu lục nào có thể bì với Châu Phi. Cứ 2 năm một lần, giải VĐ châu Phi (CAN) sẽ được tổ chức và đó được xem là ngày hội của những con thú từ khắp các vùng thảo nguyên tại lục địa đen.

Dù có khá nhiều đội bóng mang biệt danh Lions (sư tử) thì chức vô địch châu Phi CAN vẫn rất khó đoán và thường xuyên được đổi ngôi.

Đội bóng nổi tiếng nhất với tên hiệu liên tưởng đến loài sư tử đó là Indomitable Lions (những chú sư tử bất khuất) Cameroon. Nickname này của xuất phát từ một VCK World Cup hết sức ấn tượng của Cameroon trong năm 1990, khi họ vào tới tứ kết và chỉ chịu khuất phục trước ĐT Anh với tỷ số 2-3 sau hiệp phụ.

Xếp tiếp theo là Senegal với biệt hiệu Lions of Teranga (những chú sư tử vùng Teranga) khi họ cũng từng giành chiến tích vào tới vòng tứ kết tại World Cup 2002.

Tuy nhiên, cả 2 "chú sư tử" này đều bị Marốc, Atlas Lions (những chú sư tử Atlas) "qua mặt" khi đội tuyển bắc Phi này mới là đội bóng đầu tiên của châu Phi vượt qua vòng bảng một VCK World Cup (Mexico 1986).

Hi vọng gia nhập trào lưu này là ĐT CHDC Congo cho dù Lions in Swahili (những chú sư tử tại Swahili) chưa một lần vượt qua vòng loại World Cup.

Sư tử luôn là một biểu tượng cho sức mạnh và sự độc tôn nhưng vào thời điểm hiện tại, điều này đang bị đe dọa khủng khiếp bởi sự vươn lên mạnh mẽ của Bờ Biển Ngà, đội bóng mang biệt danh Elephants (những chú voi).

Cùng với Bờ Biển Ngà còn có Guinea, đội bóng được biết đến với nickname Syli - tên của một loài voi, hay Palancas Negras (những chú linh dương đen) của Angola.

Trong "thế giới hoang dã" chắc chắn cũng không thể thiếu những chúa tể của không trung, đó là lý do mà Sparrowhawks (chim bồ cắt) Togo và Carthage Eagles (Đại bàng Carthage) Tunisia xuất hiện. Năm 2006 cũng là một năm thành công của Togo và Tunisia khi cả 2 đều góp mặt tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.

Điều này hứa hẹn một sự bùng nổ tại VCK World Cup 2010, khi giải đấu được tổ chức tại Nam Phi và tất nhiên, "Đại bàng" Mali và "Đại bàng xanh" Nigeria cũng không muốn đứng ngoài cuộc chơi.

Ai Cập và Ghana là 2 trường hợp ngoại lệ tại lục địa đen. ĐKVĐ châu Phi, ĐT Ai Cập được gọi theo một cái tên rất thiêng liêng là Pharaohs (những ông vua Ai cập cổ) để chỉ một nền văn hóa đặc trưng và một lịch sử đáng tự hào của quốc gia bắc Phi này.

Tương tự, Black Stars (những ngôi sao đen) Ghana là nickname được đặt dựa vào màu cờ cũng như lịch sử của một trong những nền bóng đá giàu nhất châu Phi này.

[Sưu tầm - Tổng hợp]
Bài hay
NAD
23/09/2009
17

Comments

  1. Quỷ Đỏ MU còn thiếu the Ginger Prince Paul Scholes kìa :D

    ReplyDelete
  2. Anh em ai biết, nhớ thì bổ xung thêm đê :D

    ReplyDelete
  3. sao lại gọi tuyển anh là Tam sư :(

    ReplyDelete
  4. Một trùng lặp ngẫu nhiên khi ĐT Anh cũng được đặt tên hiệu dựa vào những biểu tượng trong màu cờ quốc gia, Three Lions (3 chú sư tử).

    ô, mịa :((

    ReplyDelete
  5. Sao thía chú :D

    Pato Chú vịt
    Eto'o, Eusebio Báo đen
    Anelka Kẻ hờn rỗi
    Marc Wilmots Ông 1000 volz
    Pablo Airma Chú hề
    Vieri Bò mộng
    Lev Yachin Nhện đen
    Trezeguet Trezegol
    Rosicky Tiểu Morza
    ...

    ReplyDelete
  6. Viết là Mozart chứ k phải Morza :-w :-w

    ReplyDelete
  7. Công Vinh - CV9 \m/

    ReplyDelete
  8. Mấy thằng ở trên đều có nickname spammer :-w

    ReplyDelete
  9. e cũng đã từng post bài tương tự như vầy mà ko nhớ http://www.rockepic.com/2009/02/ngoi-sao-san-co-va-nhung-nick-name.html :(

    ReplyDelete
  10. Bài chú có bức họa "Ông vua Pháp của người Anh" nổi tiếng :))

    Cantona - ông vua làm thay đổi bóng đá Anh, khiến nó trở lên nghệ thuật hơn cầm lá cờ đầu. Xung quanh là Fergie, May(?), Becks, Butt, anh em Neville :))

    http://a8.vietbao.vn/images/vn875/the-thao/75186321-KingEric.jpg

    ReplyDelete
  11. Tìm hiểu thêm chút về bức tranh trên:

    Tên: Art of the Game
    Tác giả: Michael Browne (hình như là họa sĩ nổi tiếng người Manchester)
    Từng bị các giáo hội chỉ trích vì cho rằng bức tranh "động chạm" đến Chúa. Người đứng sau Fergie là John Curtis chứ ko phải David May :D

    ReplyDelete
  12. Peter Beardsley - Thằng gù Quasimodo
    Davie Dodds - Người voi
    Antonio Cassano - Peter Pan
    Adriano Galliani - Chú Fester (phó chủ tịch Milan)
    Valderrama - Pibe (cậu bé tóc vàng)
    Paul Gascoigne - Gazza

    ReplyDelete

Post a Comment

FeedBΛCK

!ИstΛgrΛm

nguyenanhduy.com, thằng điên

.........* Giao diện này sử dụng định dạng ảnh webp, hãy dùng trình duyệt phù hợp để có trải nghiệm tốt nhất!